Ngày 11/12/2024, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, đại diện ông Lê Minh Châu, giám đốc và các bộ phận liên quan tiếp đoàn viếng thăm của Công ty TNHH Hạt giống C.P. Việt Nam do ông WORAWIT MEESOOK, Phó tổng giám đốc, trưởng đoàn. Tại buổi gặp và trao đổi, giới thiệu Trung tâm và những nhiệm vụ Trung tâm, giới thiệu phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm của Trung tâm.
Một số hình ảnh:
Nguồn: Trung tâm EFS
Ngày 16/12/2024, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam và Công ty TNHH Hạt giống C.P. Việt Nam hợp tác đào tạo kỹ năng phân tích và đánh giá chất lượng đất tại Văn phòng Công ty. Thời gian đào tạo từ 16/12/2024 đến 19/12/2024.
Kết quả đã đánh giá và trao dồi thêm kỹ năng phân tích trong lĩnh vực đất trồng cho nhân viên phòng thí nghiệm của Công ty, có biện pháp thực hiện khác phục và kiểm soát kết quả sau phân tích để đạt độ tin cậy và chính xác. Tham gia buổi trao đổi đánh giá chất lượng đào tạo có ông WORAWIT MEESOOK (Phó Tổng giám đốc Công ty) và ông Lê Minh Châu (Giám đốc Trung tâm).
Một số hình ảnh trong công tác đào tạo.
Gần đây, đã có khoảng 20 tỉnh, thành tiến hành kiểm tra chất lượng đất nông nghiệp phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng sản lượng, chất lượng nông sản.
Bản đồ đất Việt Nam.
Theo PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), gần đây một số tỉnh, thành đã bắt đầu quan tâm đến sức khỏe đất nhưng nhiều tỉnh, thành vẫn chưa bởi không có thông tin vì thiếu đi các mạng lưới chân rết nghiên cứu và quản lý về chất lượng đất sản xuất nông nghiệp. Xưa có một mạng lưới chân rết quan trắc, phân tích đất ở các vùng do Liên Xô (cũ) tài trợ, sau đó mạng lưới này không duy trì được nữa nên thiếu nhiều thông tin.
Cán bộ Viện Thổ nhưỡng Nông hóa không đủ khả năng để đi tới tất cả các tỉnh, thành, trao đổi với lãnh đạo, thuyết phục họ về tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe đất. Bởi thế hi vọng loạt bài về sức khỏe đất trên Báo Nông nghiệp Việt Nam sẽ là một kênh thông tin tốt tới các tỉnh, thành.
Tại sao gần đây người ta lại hay nói về sức khỏe đất? Thực ra trước đây Việt Nam cũng có đánh giá về chất lượng đất, độ phì nhiêu của đất, trong đó cũng có các chỉ tiêu lý, hóa, sinh (dù nghiên cứu về lý, hóa đất ở ta được ưu tiên hơn so với sinh học đất).
Sức khỏe đất được nói nhiều gần đây bởi có chương trình Một sức khỏe (CDC Hoa Kỳ khởi xướng), trong đó sức khỏe đất, sức khỏe cây trồng, sức khỏe con người, sức khỏe vật nuôi, sức khỏe môi trường… là những hợp phần không thể tách rời để có một thế giới mạnh khỏe. Sức khỏe của đất có thể được định nghĩa là trạng thái tối ưu của các chức năng sinh học, vật lý và hóa học của đất hay khả năng của đất để duy trì năng suất, sự đa dạng và các dịch vụ môi trường của các hệ sinh thái trên cạn.
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, sức khỏe đất được đánh giá dựa trên 5 chức năng của đất (tính đa dạng sinh học và năng suất cây trồng; khả năng cung cấp nước và các chất dinh dưỡng hòa tan; khả năng lọc, đệm và giải độc; khả năng lưu trữ, luân chuyển các chất dinh dưỡng và carbon; tính ổn định về cấu trúc vật lý), mỗi chức năng lại có những chỉ tiêu phân tích để đánh giá.
Đánh giá về sức khỏe đất cần phải tiếp cận theo từng loại đất và đối tượng cây trồng cụ thể. Như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã đưa ra một loạt các chỉ số về lý, hóa, sinh học đất nhưng đó là đánh giá chung. Ở Nhật Bản (trong một dự án hợp tác với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) đưa ra 19 chỉ số đánh giá sức khỏe đất gồm các tính chất lý, hóa, sinh học đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng tổng số dễ tiêu được đặt trong mối quan hệ với hoạt động của hệ vi sinh vật đất và tính chất lý - hóa học của đất. Các chỉ số đều có ngưỡng đánh giá, đất có sức khỏe tốt đảm bảo các chỉ tiêu trong ngưỡng đánh giá.
“Chúng ta trước đây đánh giá sức khỏe của đất mới chỉ dựa vào một số tính chất lý, hóa. Nếu coi đất như là thực thể sống như con người thì chúng ta mới chỉ dừng ở điều tra tổng thể, đo sức khỏe với các chỉ số chiều cao cân nặng thôi, chứ chưa đánh giá được một cách chi tiết.
Với nhiều hiện tượng suy thoái đất bây giờ, cần "phải khám lâm sàng, khám chuyên khoa" thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Giống như khi phân tích máu có thể biết được người đó bị tiểu đường hay gút bởi vì có số liệu để so sánh và đánh giá. Chúng tôi cũng muốn tiếp cận theo hướng đó để đánh giá sức khỏe đất cho từng cây trồng cụ thể. Muốn làm được như thế phải có những nghiên cứu rất bài bản và lâu dài để có nhiều dữ liệu.
Các nhà khoa học trong một đợt kiểm tra chất lượng đất.
Mong muốn của chúng tôi là sẽ xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu chất lượng đất trực tuyến, chi tiết đến từng thửa ruộng của toàn quốc để hỗ trợ việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả, dẫu rằng chi phí cập nhật và duy trì là rất tốn kém. Nhưng việc tạo lập một khung cơ sở dữ liệu chung thì cần có hỗ trợ của nhà nước, còn việc duy trì và cập nhật sẽ được xã hội hóa với những đối tượng cần và sử dụng bộ cơ sở dữ liệu này.
Chúng ta sẽ tìm cách làm để xã hội hóa việc này nhanh nhất, tương tự như trên Google map, tại sao lại nhiều thông tin đến vậy, vì những người sử dụng phản hồi lại, cập nhật thông tin. Còn để xây dựng toàn bộ bộ cơ sở dữ liệu (như chúng ta mong muốn) mà chỉ bằng kinh phí nhà nước hay chỉ do các các đơn vị có chuyên môn làm thì không biết bao giờ mới xong được dữ liệu chất lượng đất của 63 tỉnh thành, mà lại đến từng thửa ruộng. Mà tới khi hoàn thiện được thì dữ liệu đã lại quá cũ so với diễn biến trên thực tế, bởi có những chỉ số chỉ vài tháng là biến động…”, PGS.TS Trần Minh Tiến bày tỏ.
Cũng theo TS Tiến, sử dụng đất hiệu quả không chỉ quan tâm đến sức khỏe đất (dựa vào các chỉ tiêu lý, hóa, sinh học đất gọi là độ phì tự nhiên của đất) mà còn phải quan tâm đến độ phì thực tế của đất (gồm ngoài độ phì tự nhiên còn các yếu tố khác tác động đến sản xuất như đặc điểm khí hậu, địa hình, khả năng tưới tiêu…). Có những đất độ phì tự nhiên không cao nhưng độ phì thực tế lại rất cao như đất xám bạc màu do phù hợp với các cây trồng cạn và thường phân bố ở gần thị trường tiêu thụ là các vùng đô thị lớn.
Nghiên cứu quan trắc xói mòn và quản lý đất dốc.
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đang thực hiện nhiều dự án về đánh giá đất đai (thực chất là đánh giá độ phì thực tế của đất) tại các địa phương. Trong quá trình thực hiện, đơn vị cũng phát hiện được các vấn đề liên quan đến độ phì tự nhiên của đất và cũng có nhiều câu hỏi rất lý thú liên quan đến mối quan hệ đất - cây trồng cần có những nghiên cứu chuyên sâu mới trả lời được.
"Ví dụ tại Phú Yên, mọi người có hỏi chúng tôi tại sao cùng một giống xoài ở cao nguyên Vân Hòa có dải đất cây ra hoa, nhưng không đậu quả được. Trả lời được câu hỏi đó không dễ vì liên quan đến nhiều yếu tố tác động, nhưng dựa vào các điều tra đánh giá đất đai thì ít nhất cũng có thể loại trừ được một số yếu tố tác động và có định hướng nghiên cứu yếu tố tác động chính xác hơn", TS Tiến kể.
Thực hiện các nhiệm vụ về đánh giá đất đai tại các địa phương, mục đích chính là giúp các địa phương sử dụng hợp lý nhất nguồn tài nguyên đất, phát huy được các lợi thế về điều kiện tự nhiên (chất lượng đất, điều kiện khí hậu). Nhưng thực tế cũng không dễ vì nông dân sẽ phải theo lợi nhuận sản xuất là chính. Lấy ví dụ nếu giá hồ tiêu mà 250 - 300.000đ/kg bảo là đất không phù hợp thì nông dân vẫn cứ trồng, tuy rủi ro sẽ có nhưng họ chấp nhận được, thậm chí chỉ cần thu hoạch vài vụ rồi thất bại cũng không sao. (Còn nữa).
Triển khai Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/09/2023 của Bộ NN-PTNT phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 Phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030.
Để triển khai có hiệu quả Đề án về IPHM, việc "khám tổng thể" sức khỏe đất để có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp trong canh tác nhằm tăng sức khỏe cây trồng trong cách tiếp cận tổng thể "một sức khỏe" là yêu cầu rất cần thiết hiện nay của ngành nông nghiệp.
Dương Đình Tường
(Nguồn: Báo nông nghiệp Việt Nam, https://nongnghiep.vn/kham-tong-the-suc-khoe-dat-bai-1-can-kham-chuyen-khoa-cho-dat-de-xay-dung-bo-co-so-du-lieu-d409157.html)
Trong các nhiệm vụ đánh giá chất lượng đất đai tại địa phương, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa sẽ phải chỉ ra các rủi ro nếu bố trí cây trồng không hợp lý.
Nghiên cứu giá thể và chế phẩm vi sinh cho sâm Ngọc Linh.
Trang thiết bị nghiên cứu về đất còn hạn chế
PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa ví dụ ở các tỉnh ven biển thường xuyên có bão lớn, cần tính tần suất của các cơn bão lớn để khuyến cáo không trồng các cây trồng dễ bị ảnh hưởng hay những vùng bị ngập, lụt, sương muối… cũng vậy. Nói tóm lại, sử dụng đất là bài toán vô cùng linh hoạt, các nhà khoa học đất giờ không chỉ nhìn vào các chỉ số phân tích lý, hóa, sinh trong đất mà phải kết nối nhiều yếu tố khác như giá cả thị trường, hạ tầng cơ sở, ưu tiên của địa phương, mức độ chấp nhận của người dân… để đưa ra những khuyến cáo hợp lý nhất.
Những nghiên cứu về đất của Việt Nam hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu về mức độ tiên tiến so với các nước phát triển trên thế giới. Nhưng nếu biết cách phân tích, sử dụng các kết quả nghiên cứu đã có, chúng ta sẽ có thể phát hiện được nhiều điều.
“Nghiên cứu của chúng tôi tuy có thể chưa tìm hết được bản chất của quá trình biến động sức khỏe của đất, nhưng việc lặp đi lặp lại, phát hiện ra biến động của một vài chỉ số thông thường cũng có thể đưa ra được khuyến cáo (như suy giảm độ chua hay hàm lượng hữu cơ đất). Nhưng rõ ràng như thế là chưa đủ bởi nếu không biết hết bản chất của đất thì nó lặp lại ở chỗ này mà không lặp lại ở chỗ khác, hơn nữa việc giải quyết sẽ không đúng trọng tâm, trọng điểm và tốn kém.
Trong khi đó, trang thiết bị của các cán bộ nghiên cứu về thổ nhưỡng của chúng ta cũng chưa thể tiếp cận với những phương pháp phân tích tiên tiến. Bởi thế, bước tiếp theo là vấn đề con người, trang thiết bị, cách tiếp cận và phương pháp phân tích mới…
Viện chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, nhất là các nguồn từ hợp tác quốc tế. Như dự án sắp tới JICA của Nhật về sức khỏe đất ở vùng trồng sắn chẳng hạn. Chúng tôi có thể học phương pháp tiếp cận tiên tiến của họ. Quan điểm của tôi về khoa học đất là phải từ từ, giống như đất ấy, nếu không có khả năng hấp thụ dinh dưỡng thì đừng có bón nhiều vào mà lại trôi đi hết, lãng phí”, TS Tiến chia sẻ.
Nghiên cứu các giải pháp canh tác nhằm phục hồi đất thoái hóa.
Dịch bệnh ngày càng tăng do suy thoái đất
Đất nào cây đấy nên theo ông Tiến, nói đất tốt là tốt về cái gì, phù hợp với cây gì, có thể đất tốt cho cây này nhưng lại không tốt cho cây kia. Việt Nam có khoảng 11,6 triệu ha đất canh tác, trong đó khoảng 3,9 triệu ha đất lúa. Mặc dù đất lúa có sự ổn định về chất lượng hơn rất nhiều so với đất cây trồng cạn, nhưng một số kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra có sự suy thoái về chất lượng.
Sức khoẻ đất bị tác động nhiều nhất thường là đất cây trồng cạn, nơi thâm canh cao, bón nhiều phân, sử dụng lắm thuốc BVTV. Khi canh tác nhiều sẽ làm thay đổi môi trường đất, ví dụ như giảm độ chua là môi trường thích hợp cho nhiều dịch bệnh từ đất, giảm pH khiến cho dịch hại “nhảy vào”. Bên bảo vệ thực vật thì có quan điểm phải diệt dịch hại đi nhưng bên thổ nhưỡng cho rằng cần cải tạo môi trường đất trước, vì khó diệt nổi bởi môi trường đấy chỉ nuôi dưỡng chúng mà thôi.
Có dịp ông Tiến dẫn một chuyên gia người Úc vào Tây Nguyên để khảo sát đất. Khi thấy đất rất chua, chuyên gia hỏi sao ở đó nông dân không bón vôi. Cũng chả dễ tí nào bởi thứ nhất vùng đó không có vôi, thứ hai là bón bao nhiêu cho đủ bởi đất có tính đệm rất cao. Có thể bón vôi xong lấy mẫu phân tích đất đã chuyển sang tính kiềm nhưng rồi một vụ là quay lại như cũ. Ông có trao đổi với vị chuyên gia rằng mất 30 năm làm pH đất Tây Nguyên xuống 1.5 đơn vị thì có lẽ cũng mất khoảng 30 năm làm cho nó tăng lên 1.5 đơn vị, và phải thay đổi các dạng phân bón ở đó.
Suy thoái đất trồng cam gần đây cho thấy do giá cao nên nông dân đầu tư không tiếc tiền vào phân bón, thuốc trừ sâu… làm thay đổi môi trường đất và dịch bệnh trong đất diễn ra hủy hoại nhiều vùng sản xuất, rồi cà phê, hồ tiêu Tây Nguyên cũng thế. Ông đang rất lo cho cây sầu riêng vì giá đang rất cao. Bản thân người dân không phải họ không biết nhưng họ thà đẩy nhanh việc chăm bón để tranh thủ lúc được giá còn hơn giữ vài chục năm nhưng một thời gian nữa giá tụt lại chẳng bõ. Phải cố gắng tìm hiểu bản chất của vấn đề này để đưa ra các cảnh báo.
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có hợp tác với Nhật và họ có 19 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng đất. Mỗi chỉ tiêu ấy lại có ngưỡng như thế này thì phù hợp và như thế này là cao, như thế này là thấp. Họ bảo cải tạo đất là phải điều chỉnh tất cả các chỉ số về ngưỡng tốt nhất. Vấn đề là Nhật đất vùng ôn đới và cây trồng khác, ở Việt Nam là đất vùng nhiệt đới, cây trồng khác, cho nên ngưỡng của các chỉ tiêu cũng có thể khác. Bởi thế Viện mong muốn xác định được các ngưỡng ấy, mà muốn xác định được thì cần phải quan tâm đến các chỉ số nào trước tùy thuộc loại đất và đặc điểm cây trồng.
Đất nông nghiệp nhiều nơi đã bị thoái hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.
Các chuyên gia Úc có nói rằng các chỉ số đánh giá sức khỏe đất nên phụ thuộc vào quy mô (quốc gia, tỉnh, huyện, xã, trang trại) và đối tượng (quản lý, sử dụng đất). Ở tầm quản lý quốc gia hay quản lý trang trại hay trực tiếp sản xuất thì các chỉ số phải khác nhau. Ông Tiến có làm chủ nhiệm, tư vấn khảo sát chất lượng đất ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định.
Ông cho biết: “Tổng thể thì chất lượng đất không dễ thay đổi như mọi người vẫn nghĩ nhưng một khi nó đã thay đổi rồi thì rất khó phục hồi. Vậy xu thế chung của nó là gì? Khi chúng tôi cộng khoảng chục nghìn mẫu lại để so sánh với trước đây thì thấy hữu cơ trong đất bị giảm đi vì người ta không dùng phân chuồng nữa và rơm rạ không vùi lại như ngày xưa nữa mà đốt.
Thứ nữa là kali và một số nguyên tố trong đất giảm bởi phù sa ít đi, chất lượng phù sa giảm và vì bón phân không cân đối, trong khi lại dùng nhiều giống mới năng suất cao nên rút đi nhiều dinh dưỡng mà sự hoàn trả không có.
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi điều tra vùng trồng hành, tỏi ở tỉnh Hải Dương, nông dân bón lân nhiều khủng khiếp. Khi đã bón lân nhiều rồi thì phải bón đạm và nhiều thứ cao lên làm thay đổi môi trường đất, nhất là độ pH.
Một minh chứng ở Tây Nguyên là pH đất trong khoảng 30 năm nay đã thay đổi từ 5.5 xuống có chỗ dưới 3.5. Phần lớn vi khuẩn và virus độc hại lại ưa thích độ pH thấp nên sẽ phát triển thành dịch bệnh, pH thấp còn tác động đến việc ức chế giải phóng dinh dưỡng trong đất nữa.
Có hai chỉ số quan trọng trong đất cần được quan tâm là hàm lượng hữu cơ và pH. Chúng tôi phát hiện ra các dinh dưỡng bị thiếu cần phải bổ sung nhưng khuyến cáo nông dân rất khó vì cũng không dễ tìm các loại phân vi lượng trên thị trường. Bởi thế chúng tôi tư vấn cho các nhà máy phân bón để tạo ra các phân bón mới bổ sung thêm chất này, chất kia cho phù hợp”.
Sinh vật đất nói chung và giun đất nói riêng ở Việt Nam chưa có nhóm nghiên cứu sâu. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có một nhóm nghiên cứu do Pháp tài trợ. Đơn vị đang đánh giá sự đa dạng của các loại giun đất, các hoạt động của nó và ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc của đất.
Theo TS Tiến, giun đất là một chỉ thị cho sức khoẻ đất. Con giun đất có thể tạo ra từ 16 - 216 tấn phân giun cho 1ha đất. Cứ tưởng tượng nếu 1ha đất có 216 tấn phân giun thì nó sẽ tốt đến mức nào? Thế nhưng môi trường để giun sản sinh được 216 tấn phân thì vô cùng phức tạp, phải có đủ thức ăn hữu cơ. Có nhiều giun cũng chưa phải là đủ mà phải đa dạng về loài giun nữa mới tốt. (Còn nữa).
Dương Đình Tường
(Nguồn: Báo nông nghiệp Việt Nam, https://nongnghiep.vn/kham-tong-the-suc-khoe-dat-bai-2-su-dung-dat-la-bai-toan-vo-cung-linh-hoat-d409159.html?gidzl=1avDP9VBxNG4LqnbbjRkUWzHHsY0q-LtH0KNCeI7jImL34HfrjkrTnLQ5ZNNqRKaG5OMOpAXif0cbSpeSG)
Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau tổ chức chủ trì Hội thảo "Hoàn thiện báo cáo cơ sở khoa học, bản mô tả và hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau". Về phía Sở KH và Công nghệ - Ông Phan Tấn Thanh - Giám đốc; về đại diện đơn vị chủ trì - Ông Lê Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam. Đến tham dự Hội thảo có Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công Thương, Chi cục Thủy sản, Hội nông dân tỉnh, Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, U Minh. Thông qua Hội thảo, chủ nhiệm nhiệm vụ - Ông Lê Minh Châu và các thành viên muốn truyền tải một số thông tin về đặc thù sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau, nguyên nhân ảnh hưởng tạo nên sự khác biệt, đề xuất đơn vị nộp đơn và quản lý chỉ dẫn địa lý, quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý, dấu hiệu nhận diện, truyền thông và quảng bá, v.v...
Một số hình ảnh Hội thảo:
Nguồn: Trung tâm EFS
Ngày 14/6/2024, Trung tâm tham gia Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức về “Hiện trạng và định hướng quản lý sức khỏe đất hướng tới sản xuất trồng trọt bền vững” được tổ chức tại Khách sạn Royal (Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh). Về phía Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đến tham dự Hội nghị, có Viện trưởng Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hoá, Ông Lê Minh Châu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam) và bà Mai Thanh Trúc- nghiên cứu viên. Bên cạnh đó, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa và Trung tâm tham gia giới thiệu một số sản phẩm nghiên cứu trong việc đánh giá sức khỏe đất trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
Viện trưởng Trần Minh Tiến - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
Giới thiệu thiết bị kiểm tra chất lượng đất tại hiện trường với Thứ trưởng Hoàng Trung - Bộ NN và PTNT.
Nguồn: Trung tâm EFS;
Nguồn ảnh: BTC của Bộ NN và PTNT;
Ngày 20/6/2023, Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam tổ chức hội thảo đầu bờ canh tác sen theo hướng hàng hóa thuộc đề tài "Nghiên cứu và phát triển cây sen (Nelumbo nucifera Gaertn) theo hướng hàng hóa tại tỉnh Phú Yên" tại xã Hòa Xuân Đông. Đến tham dự hội thảo gồm có: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, Trạm BVTV thị xã Đông Hòa, Phòng kinh tế thị xã Hòa Xuân Đông, UBND xã Hòa Tân Tây, Hội nông dân huyện Tây Hòa, Hội nông dân phường Hòa Xuân Tây, HTX DV, Nông nghiệp, tổng hợp Hòa Xuân Tây 1 (Đông Hòa – Phú Yên). Về phía đơn vị thực hiện có ông Lê Minh Châu, Giám đốc Trung tâm, Ông Lâm Văn Hà - chủ nhiệm đề tài cùng với các thành viên thực hiện.
Tại Hội nghị, ông Lâm Văn Hà - chủ nhiệm đề tài đã chia sẻ những thông tin về kết quả thực hiện đề tài và những sản phẩm đạt được tại hội nghị.
Cây sen có tính
thích nghi cao trên nhiều chân đất có nước (đất trũng, ngập sâu, phèn), không cạnh
tranh với cây trồng khác, ít sâu bệnh và đầu ra ổn định. Bên cạnh các giá trị
truyền thống, cây sen còn được xem là cây trồng có tính ứng dụng cao trong bối
cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ít tổn hại đến môi trường rất phù hợp cho chuyển đổi
cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Miền Trung, nơi chịu tác động lớn của BĐKH so với
các vùng miền khác trên cả nước. Lợi ích kinh tế đem lại từ việc trồng sen cao
hơn hẳn so với trồng lúa. Chính vì thế, Ủy ban Nhân dân Tỉnh Phú Yên và các
cơ quan chuyên môn đã quyết định chuyển đổi các vùng trồng lúa trũng thấp kém
hiệu quả sang trồng sen, khai thác mặt nước đầm hoang hóa và đưa nghề trồng sen
lên một vi trí mới trong ngành trồng trọt của tỉnh.
Kết quả đạt được:
1/ Đánh giá diều
kiện đánh giá về đất trồng sen của tỉnh Phú Yên;
2/ Quy trình canh
tác trồng sen lấy hạt và quy trình canh tác trồng sen lấy hoa;
3/ Mô hình thử
nghiệm trên diện rộng 3 mô hình, mỗi mô hình là 2.000m2
Khó khăn:
- Trong những năm
gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên thời tiết khí hậu của tỉnh Phú
Yên diễn biến phức tạp như: bão, lũ lụt, hạn hán, sạt lở bờ sông, triều cường,
lốc xoáy… Những tác động của biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất,
nhất là sản xuất nông nghiệp của người dân, đặc biệt là trồng trọt rau màu và
lúa nước. Có những vùng đầm lầy, chân đất trũng (ruộng trũng) đến mùa mưa lũ hầu
như nông dân bỏ hoang vì canh tác không được.
- Vùng trồng sen
phát triển một cách tự phát chưa được quy hoạch cụ thể, chưa đánh giá sự thích
nghi cây sen trên vùng đất của tỉnh Phú Yên.
Thuận lợi:
- Chính quyền địa
phương của tỉnh Phú Yên rất quan tâm đến giá trị mang lại của cây sen, đem lại
thu nhập cho người lao động;
- Trung tâm Nghiên
cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam là đơn vị có chuyên môn về việc nghiên
cứu, điều tra đánh giá đất đai và dinh dưỡng cây trồng đã định hướng thích nghi
và cải tạo lại quy trình trồng sen phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng
và khí hậu khu vực của tỉnh Phú Yên.
- Trên địa bàn có các
doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh: HTX DV, Nông nghiệp, tổng hợp Hòa Xuân Tây 1
(Đông Hòa – Phú Yên); Hội nông dân huyện Tây Hòa đã quan tâm và tạo đầu ra cho
sản phẩm sen trồng trên địa bàn của tỉnh Phú Yên.
Sau buổi hội thảo, toàn thể hội nghị đã đến tham quan mô hình và chia sẻ kinh nghiệm canh tác sen phù hợp với vùng đất của tỉnh Phú Yên.
Một số hình ảnh tại hội nghị:
Chia sẻ của người dân trồng sen khi thực hiện mô hình canh tác sen
Thảo luận khi tham quan mô hình sen
Tham quan mô hình sen
Tham quan mô hình sen
Đăng ký tại hội nghị
Chụp ảnh lưu niệm
Nguồn: Trung tâm EFS
Ngày
15/06/2023, Ông Manabu, chuyên gia đa dạng sinh học của tổ chức CIAT (Alliance
Bioversity-CIAT) và ông Lê Hải Anh (Viện Di truyền Nông nghiệp) đã đến thăm và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu
Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam. Ông Lê Minh Châu, giám
đốc Trung tâm cùng với thành viên (Bà Đặng Minh Nguyệt, ông Lê Trường Bình -
nghiên cứu viên, bà Lê Thị Hoa - Kế toán trưởng) đã đón tiếp đoàn và tham
gia thảo luận chương trình làm việc. Ông Manabu đã chia sẻ những thông tin về Chương
trình dự án trồng sắn tái sinh SATREPS, mục đích và phương hướng dự án. Qua buổi làm việc, đoàn đã thăm
các phòng làm việc chuyên môn, phòng thí nghiệm. Hai bên thống nhất sẵn sàng cộng tác, hỗ trợ, chia sẻ thông tin và kết
nối trong hoạt động nhiệm vụ dự án khi được thông qua.